0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

 Quản trị điều hành vốn của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần chưa phù hợp và chưa hiệu quả:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM PDF (Trang 40 -47 )

Một  trong những nguyên  nhân  quan  trọng làm cho  lãi  suất  trên  thị trường  liên  ngân  hàng  thời  gian  qua  tăng  nóng  là  quản  trị  điều  hành  vốn  của  nhiều  ngân hàng cổ phần chưa hiệu quả và chưa phù hợp. 

Để thấy rõ thực trạng vấn đề này, cần phân tích cơ cấu nguồn vốn của ngân  hàng thương mại dựa trên báo cáo tài chính 2007 đã được kiểm toán. Bản báo  cáo  này  theo  quy  định  của  Ngân  hàng  Nhà  nước  đang  được  các  ngân  hàng  thương mại công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Ngân hàng  Thương mại Cổ phần Nông thôn Mỹ Xuyên thời điểm hết năm 2007, tổng tiền  gửi và vay tổ chức tín dụng khác lên tới 624 tỷ đồng, tăng mạnh so với 166 tỷ  đồng của năm 2006. Trong khi đó, vốn huy động từ khách hàng chỉ có 328,7 tỷ  đồng, tăng hơn 3 lần so với mức 109 tỷ đồng cuối năm 2006. Như vậy trong cơ  cấu nguồn vốn 952,7 tỷ đồng thì vốn huy động trên thị trường 2, tức là trên thị  trường liên ngân hàng chiếm tới 65,5%. Cũng tại thời điểm này, dư nợ cho vay  khách  hàng  là 1.266  tỷ  đồng,  tăng  hơn  4  lần  so  với  mức  392,9  tỷ  đồng  cuối  năm 2006. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Gia Định có quy mô rất khiêm tốn  trong  hệ  thống  ngân  hàng  thương  mại  cổ  phần,  cũng  tính  đến  hết  năm  2007  tổng số tiền gửi và tiền vay của tổ chức tín dụng khác là 840 tỷ đồng, gấp 5 lần  mức  168  tỷ  đồng hết năm 2006;  trong  khi  đó, tiền gửi  và huy động  từ khách  hàng  chỉ  đạt  417  tỷ  đồng,  tăng  rất  chậm  so  với  mức  332  tỷ  đồng  năm  trước.  Tính chung trong cơ cấu nguồn vốn huy động 1.257 tỷ đồng, thì vốn đi vay trên  thị trường liên ngân hàng chiếm tới 66,8%; trong khi dư nợ cho vay khách hàng  là 1.049 tỷ đồng, tăng 2 lần so với năm 2006. 

Nhìn  vào  cơ cấu  nguồn  vốn  huy  động,  một  số  ngân  hàng  thương  mại  cổ  phần khác mới chuyển từ nông thôn lên đô thị, ngân hàng thương mại cổ phần  quy  mô  nhỏ  cũng  có  tỷ  trọng  vốn  đi  vay  trên  thị  trường  liên  ngân  hàng  cao  tương tự như hai ngân hàng thương mại cổ phần nói trên. Một ngân hàng khác  thuộc nhóm quy mô khá, đó là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế, cũng  tính đến hết năm 2007 có tổng số tiền gửi và tiền vay các tổ chức tín dụng khác  là 12.846,6 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với mức 3.429,3 tỷ đồng cuối năm 2006.  Vốn huy động từ khách hàng là 17.686,7 tỷ đồng, tăng khoảng 1,7 lần so với

mức  9.813,5  tỷ  đồng cuối  năm 2006. Tương  tự,  trong  cơ  cấu  nguồn  vốn  huy  động là 27.500,2 tỷ đồng thì vốn huy động trên thị trường liên ngân hàng chiếm  46,7%.  Về  sử  dụng  vốn,  riêng  dư  nợ  cho  vay  khách  hàng  là  16.611  tỷ  đồng,  tăng 1,7 lần so với mức 9.058,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân hàng thương mại cổ  phần Quốc tế cũng có số dư tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác là 12.347 tỷ  đồng, gấp gần 4 lần năm 2006. 

Cũng  thuộc  nhóm  có quy  mô khá,  Ngân  hàng  Thương  mại  Cổ phần  Kỹ Thương đến hết năm 2007 có  tổng tiền gửi và tiền vay của tổ chức tín dụng  khác là 8.458,9 tỷ đồng, tăng gần 1,7 lần so với mức 5.077,8 tỷ đồng cuối năm  2006.  Vốn  huy  động  từ tiền  gửi  của  khách  hàng  là  24.476,6  tỷ  đồng,  tăng  khoảng 2,5 lần so với mức 9.566 tỷ đồng cuối năm 2006. Như vậy, trong tổng  nguồn vốn huy động là 32.934,9 tỷ đồng, thì vốn huy động trên thị trường liên  ngân  hàng  chiếm  25,7%.  Tuy  nhiên,  cũng  tại  thời  điểm  nói  trên  Ngân  hàng  Thương mại Cổ phần Kỹ Thương có số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác là  9.303,6 tỷ đồng, lớn hơn số tiền huy động trên thị  trường liên ngân hàng. Dư  nợ cho vay đến hết năm 2007 là 20.486 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với mức 8.696  tỷ đồng cuối năm 2006. 

Ngân  hàng  Thương  mại  Cổ phần  Nhà Hà Nội,  đến  hết  năm  2007  có tổng  số dư tiền gửi và  tiền vay tổ chức tín dụng khác là 10.805,5 tỷ  đồng, gấp hơn  2 lần so với mức 4.858 tỷ đồng cuối năm 2006. Vốn huy động của khách hàng  là 8.467 tỷ  đồng, tăng 1,7 lần so với mức 4.484,8 tỷ đồng cuối năm 2006. 

Như  vậy,  trong  tổng  nguồn  vốn  huy  động  15.290,3  tỷ đồng  thì vốn  huy  động  trên  thị trường  liên  ngân  hàng  chiếm  tỷ trọng  70,7%.  Tuy  nhiên,  Ngân  hàng  Thương  mại  Cổ phần  Nhà Hà Nội  cũng  có số dư  tiền  gửi  và cho  vay  tổ chức tín dụng  khác  là  10.894  tỷ  đồng,  gấp  3  lần năm  2006.  Tại  thời  điểm  này, dư nợ cho vay khách hàng là 9.285,8 tỷ đồng, tăng gấp 1,9 lần năm 2006.

Về  mức độ vay vốn và hiệu quả kinh doanh: Nhìn qua số liệu trong bảng  cân đối tài chính đã được kiểm toán nói trên về góc độ quản trị điều hành vốn  có thể rút ra một số nhận xét: ·  Một là, càng các ngân hàng nhỏ, ngân hàng mới chuyển từ nông thôn lên  đô thị thì mức độ vay mượn vốn trên thị trường liên ngân hàng càng lớn  hơn và tốc độ gia tăng cao. Việc vay nợ này chủ yếu là ngắn hạn, với lãi  suất  cao,  nên  hiệu  quả  kinh  doanh  hạn  chế  vì  thu  nhập  từ  chênh  lệch  giữa lãi suất đi vay và lãi suất cho vay thấp.

·  Hai  là, mức độ đi  vay ngắn hạn trên thị  trường liên ngân hàng quá lớn  thì rủi ro thanh khoản ở mức độ rất cao. Khi có những biến động trên thị  trường tiền tệ, như: Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các  ngân hàng thương mại phải mua một khối lượng lớn tín phiếu bắt buộc,  các  ngân hàng  thương  mại  cho  vay  chủ  yếu  là  ngân  hàng  thương  mại  Nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn, tiến  hành  thu  hồi  nợ  và  hạn  chế  hay  ngừng  cho  vay  ra,  làm  cho  các  ngân  hàng thương mại thiếu hụt tạm thời thanh khoản. Khi đó, các ngân hàng  thương mại thường đi vay trên thị trường liên ngân hàng phải chạy đôn  chạy đáo đi vay các ngân hàng thương mại khác với bất cứ lãi suất nào,  hoặc tăng lãi suất huy động vốn trên thị trường. Đây là nguyên nhân của  đợt  lãi  suất  trên  thị  trường  liên  ngân  hàng  tăng  lên  tới  30%  thậm  chí  40%/năm và lãi suất huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên  thị  trường  tăng  lên  tới 12%/năm  trong  khoảng  thời  gian  từ  ngày  18/2­  1/4/2008 vừa qua.

·  Ba là, khả năng huy động vốn trên thị trường 1, tức là thị trường thu hút  tiền gửi của khách hàng của các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô  nhỏ rất hạn  chế.  Nguyên nhân  chủ  yếu  do màng  lưới hẹp,  thương hiệu  và  uy  tín  hạn  chế,  dịch  vụ  ngân  hàng  chưa  phát  triển,  năng  lực  cạnh  tranh  thấp,...  Trong  khi  đó, nhu  cầu  tăng  trưởng dư nợ  cao,  cần nhanh  chóng mở rộng quy mô, nên phải đi vay mượn trên thị trường liên ngân  hàng ở mức độ lớn.

·  Bốn là, các ngân hàng thương mại cho vay lớn trên thị trường liên ngân  hàng là những ngân hàng có chiến lược quản trị nguồn vốn rất rõ ràng.  Các ngân hàng thương mại này định hướng một tỷ lệ cho vay nhất định  đối với khách hàng. Bởi vì cho vay trực tiếp khách hàng thường có mức  độ rủi ro cao hơn cho vay món nhỏ chi phí  lớn hơn, thời  gian cho vay  dài.  Trong  khi  đó,  cho  vay  ngân  hàng  thương  mại  mại  khác  trên  thị  trường  liên  ngân  hàng  rủi  ro  ít  hơn,  chi  phí  thấp  hơn.  Các  món  vay  thường ngắn hạn: 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng. Món vay lại  lớn nên chi phí thấp.

·  Năm là, các ngân hàng thương mại quy mô khá và lớn thường đa dạng  hoạt động trên thị trường liên ngân hàng, nhận tiền gửi của các tổ chức  tín  dụng  khác  và  lại  cho  vay  tổ  chức  tín  dụng  khác.  Với  uy  tín  và  sự  năng  độ  kinh  doanh,  các  ngân  hàng  thương  mại  này  đi  vay,  hay  nhận  được tiền gửi của ngân hàng thương mại khác với lãi suất thấp hơn, thời  gian dài hơn, sau đó đem cho vay ngân hàng thương mại nhỏ có nhu cầu  với  lãi  suất  cao  hơn  và  thời  gian  ngắn  hơn.  Tuy  chênh  lệch  lãi  suất  không lớn nhưng do số tiền cho vay lớn nên cũng đem lại một khoản thu  nhập đáng kể. Trong bối cảnh cạnh tranh và rủi ro tiềm ẩn thì chiến lược  kinh  doanh  này  cho  phép  tối  đa  hoá  lợi  nhuận  của  ngân  hàng  thương  mại.  Tuy  nhiên,  khi  có  diễn  biến  bất  thường  trên  thị  trường  tiền  tệ  thì  thường gây ảnh hưởng, tác động dây chuyền, tạo căng thẳng và tăng lãi  suất trên thị trường liên ngân hàng. ·  Sáu là, hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần có tốc độ tăng trưởng  tín dụng rất  nóng, gấp 2­4 lần, thậm chí  tới  7­8 lần năm trước. Tốc độ  tăng quá nhanh đó đi kèm với tiềm ẩn rủi ro về tín dụng, vượt quá khả  năng quản lý của mình. 

Từ  thực  tế nói  trên  cũng  như từ thực  tế  cơn  sốt  nóng  trên  thị trường  tiền  tệ thời gian qua, đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần có chiến lược quản trị  điều hành nguồn vốn hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế và luôn sẵn sàng

chủ động đối phó với mọi tình huống, cần chủ động khống chế tỷ lệ đi vay nợ  trên thị trường liên ngân hàng. 

Biểu  đồ 2.8: Tăng Trưởng Tiền Tệ và Tín Dụng 

Kết luận chương 2: 

Chương  2  khép  lại  với  việc  nêu  ra  và phân  tích  các  vấn  đề đang  tồn  tại  trong công tác bảo toàn vốn tại  các ngân hàng thương mại cổ phần Việt  Nam  trước những  biến  động  nhanh  chóng  của  nền  kinh  tế  toàn  cầu  và  thế  giới  tài  chính trong thời  gian gần đây. Những tồn tại này bắt nguồn từ những thực tại  trong  quá  khứ  mang  tính  đặc  thù  của  đất  nước,  kèm  theo  những  quan  điểm  mang tính áp đặt trong công tác điều hành, quản trị ở bản thân các đơn vị và cả  các cơ quan quản lý nhà nước. 

Tuy  nhiên  nếu  bỏ qua  những  đặc  thù trên,  những  hạn  chế vốn  có thì các  ngân hàng thương mại  đã đạt được những thành tựu vượt bật trong những năm  vừa  qua,  những  nỗ lực  không  ngừng  để  đưa  nền  tài  chính  của  nước  ta  càng  hoàn thiện hơn trong xu thế hội nhập cạnh tranh gay gắt và góp phần làm hoàn  thiện  hơn  các  chính  sách  điều  tiết  kinh  tế của  Nhà  nước.  Những nỗ  lực  cạnh  tranh của các NHTMCP đã làm cho nền tài chính của đất nước ngày càng vững  mạnh  hơn  trong  những  năm  tiếp  theo.  Các  giải  pháp  mang  tính  chủ  động  từ  phía các NHTMCP này góp phần vào công tác điều hành kinh tế từ Chính phủ,  Ngân hàng nhà nước, các cơ quan quản lý kinh tế có liên quan sẽ được nêu ra  trong chương 3.

Chương 3:CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG  TÁC BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ CÓ CỦA CÁC NHTMCP 

VIỆT NAM 

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN TỰ CÓ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM PDF (Trang 40 -47 )

×